Kệ trung tải thuộc nhóm kệ để hàng có mức tải trọng trung bình được sử dụng phổ biến trong các nhà kho, cửa hàng, siêu thị hiện nay. Với khả năng chịu tải cao, kết cấu chắc chắn, kệ kho trung tải giúp tối ưu diện tích nhà kho, tăng lượng hàng hóa được lưu trữ lên đáng kể.
Với những không gian hẹp để tiết kiệm chi phí đầu tư và chủ động hơn về thời gian thay vì thuê dịch vụ lắp ráp bạn có thể tự mình tính toán, lắp đặt kệ trung tải ngay tại nhà. Để thuận tiện cho quý khách hàng, bài viết hôm nay Giá kệ Thăng Long xin chia sẻ các bước lắp ráp kệ trung tải để bạn có thể hoàn hiện một bộ kệ một cách an toàn và chắc chắn nhất.
Cấu tạo chi tiết của bộ kệ kho trung tải
Chân kệ (cột, trụ)
Chân kệ trung tải là bộ phận chịu sức nặng cho cả bộ kệ. Chân kệ được làm từ sắt hộp Omega trên thân có đột lỗ. Trên thân cột trụ có các lỗ đột để gài các răng của thanh đỡ mâm kệ. Mỗi bộ kệ trung tải độc lập sử dụng 4 chân trụ. Bộ nối tiếp dùng 2 chân trụ và lắp nối vào bộ đứng trước. Tùy vào mục đích sử dụng mà cột trụ của kệ có thể gắn chặt trực tiếp xuống sàn hoặc không gắn để đảm bảo khả năng lưu trữ hàng hóa.
Sàn tôn (bửng, mâm, đợt kệ)
Đây là bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa trực tiếp. Mặt sàn có hình chữ nhật, gấp mép đặt lên thanh beam, tạo ra các tầng, độ dày từ 0.6 – 0.8mm tùy theo tải trọng. Dưới mặt sàn có các gân tăng cứng để tăng khả năng chịu tải tốt hơn. Kích thước của sàn tôn sẽ bằng đúng kích thước lọt lòng để hàng hóa. Tùy vào nhu cầu lưu trữ mà kệ trung tải có từ 2 – 5 sàn tôn.
Thanh Beam
Đây là bộ phận chịu tải trực tiếp từ hàng hóa dồn xuống và dàn tải trọng ra các chân trụ xuống đất. Thanh Beam thường có dạng hình chữ Z để tăng kết cấu chịu lực. Phía hai đầu thanh được thiết kế hệ thống răng cài sao cho vừa các lỗ đột của cột trụ, giúp việc lắp đặt đơn giản, dễ dàng và chắc chắn hơn. Tùy vào kích thước và tải trọng mà thanh Beam có độ dày khác nhau để đáp ứng được yêu cầu về tải trọng.
Giằng chéo, giằng ngang
Trên mỗi bộ kệ kho trung tải sẽ được trang bị hệ thống thanh giằng chéo và thanh giằng ngang có tác dụng giảm rung lắc, gia cố cho bộ kệ trở nên chắc chắn hơn khi trưng bày hàng hóa lên trên. Các thanh giằng có mặt cắt hình chữ U được lắp ở 2 bên hông của kệ, gắn kết phần cột trụ lại nhờ bulong ốc vít. 2 thanh giằng ngang nằm ở trên và dưới, các thanh giằng chéo ở giữa.
Đai ốc và Bulong
Các chi tiết của kệ trung tải được liên kết với nhau bằng đai ốc và bulong. Vị trí sử dụng bulong, ốc vít là liên kết giữa thanh Beam và chân trụ, thanh giằng và chân trụ.
Các bước lắp đặt kệ trung tải hoàn chỉnh
Bước 1: Lắp đặt thanh trụ Omega của kệ trung tải
+ Đặt 2 thanh trụ Omega song song với nhau. 2 thanh trụ Omega sẽ được bắt nối với nhau nhờ các thanh giằng chéo và thanh giằng ngang của tầng dưới cùng. Khoảng cách giữa thanh giằng ngang đến mặt sàn đất 15 - 20cm tương đương với 3 mắt cột trụ Omega là hợp lý. Thực hiện tương tự với 2 chân trụ còn lại. Siết chặt ốc để cố định các thanh giằng vào chân trụ.
+ Tiếp đó bạn lắp thanh giằng chéo sao cho thanh ngang vuông góc với chân trụ.
+ Tùy theo kích thước dài, rộng mà sàn đang có mà số thanh giằng chéo sẽ được thay đổi tăng giảm để chắc chắn cho kệ theo ý định của bạn.
Bước 2: Bắt bulong, ốc vít vào các thanh giằng, chân trụ
Liên kết thanh giằng chéo ở tiếp giáp với thanh giằng ngang bằng bulong và ốc vít. Có thể dùng máy bắn hay cây chữ T để siết vít chặt lại. Để bảo độ an toàn và chắc chắn cho kệ trung tải.
Bước 3: Lắp đặt thanh Beam
Sau khi hoàn thành phần chân trụ của kệ và các thanh giằng, bạn dựng thanh trụ lên và tiến hành cái các thành beam vào vị trí lỗ đột đã được đánh dấu sẵn. Mỗi tầng sẽ lắp 2 thanh Beam song song với nhau. Lưu ý cài 2 bên thanh beam cân xứng, không bị lệch ra ngoài để tránh những rủi ro và sự cố ngoài ý muốn.
Để tăng độ chắc chắn, an toàn cho kệ, bạn có thể bắt vít cả chân trụ xuống chặt phần nền để giữ độ cố định cần thiết cho chân trụ. Tiến hành tương tự với các thanh beam còn lại. Sau khi lắp đặt thanh Beam thì sẽ tạo thành bộ khung kệ rất chắc chắn.
Bước 4: Lắp sàn tôn, hoàn thiện bộ kệ trung tải
Sau khi lắp hết các thành beam vào khung kệ thì bạn đặt sàn tôn lên các thanh beam và cố định để kệ không bị xê dịch, đảm bảo việc lưu trữ hàng hóa an toàn hơn. Như vậy, bạn đã hoàn thành việc lắp đặt kệ trung tải để hàng hóa.
Bước 5: Kiểm tra lại
Sau khi hoàn thành xong các bước lắp đặt kệ trung tải ở trên, bạn nên kiểm tra lại các vị trí khớp nối như thanh Beam, thanh giằng và cột trụ đã được siết ốc đã chặt hay chưa nhằm đảm bảo các bộ phận đã được ghép nối với nhau chắc chắn. Việc này sẽ giúp phát hiện ra những sai sót giúp việc lưu trữ hàng hóa được an toàn hơn.
Sau đó, di chuyển kệ về vị trí mong muốn. Cuối cùng là lắp các phụ kiện như ốp chân, rào chắn bảo vệ hệ thống kệ.
Trên đây là hướng dẫn cách lắp đặt kệ kho trung tải chi tiết để bạn có thể tự tay hoàn thiện một bộ kệ kho chứa hàng cho gia đình, cửa hàng, siêu thị, nhà kho của mình. Kệ có kết cấu lắp ghép nên bạn hoàn toàn có thể tự thay đổi khoảng cách mâm tầng khi cần.
Nếu bạn có thắc mắc gì về lắp kệ hay muốn tư vấn để sở hữu 1 bộ kệ kho để hàng chất lượng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Ngoài kệ kho trung tải, Thăng Long còn cung cấp hàng ngàn bộ kệ đa năng v lỗ, kệ tải trọng nặng, kệ trưng bày hàng hóa với tải trọng cao và giá bán tại kho hấp dẫn.
Thông tin liên hệ mua hàng:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ THĂNG LONG
Hotline/zalo tư vấn bán hàng: 0919.467.868 - 0964.196.611
Website: https://sieuthigiake.com/
Khu vực Miền Bắc: Số 1, Ngõ 58 Trần Bình - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Khu vực Miền Trung: Ngách 143 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng
Khu vực Miền Nam: Số 121 Đường Bà Điểm 4, ấp Tây Lân Hóc Môn HCM ( cách mặt đường Phan Văn Hớn 100m bên tay phải).