Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà bất kỳ chủ cửa hàng nào cũng đều quan tâm khi có ý định bỏ một số tiền ra để mở cửa hàng để kiếm thêm thu nhập. Để có đáp án chính xác cho câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Trước khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn hay thành phố hay vấn đề tiền vốn bao nhiêu luôn là vấn đề các chủ đầu tư đặt lên hàng đầu để có thể dự trù một khoản kinh phí phù hợp. Trên thực tế, số vốn này không phải là một khoản đầu tư cố định bởi tùy vào mục đích kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, mặt bằng, số lượng hàng hóa dự định nhập mà số vốn mở cửa hàng tạp hoá cần chuẩn bị sẽ khác nhau.
Số vốn để mở cửa hàng tạp hóa có thể là rất lớn nhưng cũng có thể là rất nhỏ bởi lượng vốn nhiều nhất chủ yếu phân bổ cho việc nhập hàng về kinh doanh. Do đó, bạn cần xác định quy mô cửa hàng tạp hóa như thế nào? Mô hình kinh doanh theo hướng siêu thị tiện ích hay chỉ đơn thuần là một cửa hàng nhỏ. Tất cả điều này đều sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư của bạn.
1. Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị bao nhiêu vốn là đủ?
Theo nhiều chủ cửa hàng tạp hóa đã kinh doanh thành công cho rằng, dù là cửa hàng ở thành phố hay nông thôn thì mức cạnh tranh vẫn là rất lớn. Do đó, để có thể đảm bảo hoạt động cửa cửa hàng hoạt động ổn định, hiệu quả, có lợi nhuận thì chuẩn bị một khoản vốn là điều cần thiết.
Như đã nói ở trên thì không có một con số nào thống kê chính xác được nguồn vốn để mở quán tạp hóa bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phát sinh khác trong suốt quá trình kinh doanh. Thông thường, với diện tích nhỏ từ 30 – 50m2, các chủ cửa hàng có thể chuẩn bị sẵn một số vốn tối thiểu 100 - 200 triệu đồng để setup và vận hành. Nguồn vốn này sẽ được dùng chi có các hạng mục sau:
1.1. Mở tiệm tạp hóa cần bao nhiêu vốn cho chi phí mặt bằng?
Thông thường chi phí đầu tư cần chuẩn bị để mở cửa hàng tạp hóa chính là chi phí mặt bằng. Nhìn chung, có hai địa điểm để mở cửa hàng tạp hóa chính là mở cửa hàng ngay tại tại nhà hoặc mở cửa hàng tạp hóa tại nông thôn, thành phố. Nhiều chủ đầu tư sẽ tận dụng không gian mặt bằng của gia đình để mở luôn cửa hàng tạp hóa, tiết kiệm chi phí nhưng con số này là rất ít.
Mặt bằng thuận lợi sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh hiệu quả hơn
Nếu phải thuê ở vùng nông thôn thì giá thuê sẽ dao động từ 5 đến 7 triệu/tháng đối với diện tích 50m2. Nếu thuê mặt bằng ở các thành phố lớn thì sẽ có mức giá 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Mặt bằng thuê để làm cửa hàng tạp hóa có địa thế càng đẹp, gần khu vực trung tâm thì giá thành sẽ cao hơn.
Ngoài việc tham khảo giá mặt bằng xung quanh để đưa ra khoản đầu tư hợp lý thì bạn cũng nên nghiên cứu xem quanh mặt bằng định thuê làm cửa hàng tạp hóa đã có nhiều cửa hàng tạp hoá chưa. Nếu cùng một khu phố, dãy đường mà có đến 3 – 5 cửa hàng thì bạn nên cân nhắc địa điểm thuê khác. Bởi mặt bằng kinh doanh quyết định một phần lớn vào thành công của kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ rất khó cạnh tranh với những cửa hàng đã bán lâu năm.
1.2. Mở tiệm tạp hóa cần bao nhiêu vốn cho chi phí nhập hàng hóa
Sau khi đã xác định được mặt bằng cửa hàng tạp hóa định mở thì việc quan trọng tiếp theo bạn cần xem xét chính là số tiền dự định dùng để nhâp hàng là bao nhiêu. Vì hàng hóa là yếu tố quan trọng quyết định lượng khách tìm đến cửa hàng, kết quả kinh doanh của bạn.
Dĩ nhiên một cửa hàng tạp hóa thì cần số lượng hàng hóa không hề nhỏ. Bạn có thể đa dạng danh mục các mặt hàng tạp hóa từ nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm cho đến vật dụng gia đình để đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của người mua. Nhưng nếu là lần đầu kinh doanh, bạn nên nhập hàng hóa với số lượng vừa phải, mang tính “an toàn”, dễ tiêu thụ và nhập từ những nguồn cung cấp chất lượng, uy tín, xuất xứ rõ ràng để giữ chân lượng khách hàng tốt nhất.
Nguồn hàng chất lượng là chất lượng là tiêu chí hàng đầu cho việc mở cửa hàng thành công
Thông thường, chi phí nhập hàng hóa dao động từ 100 - 150 triệu đồng. Số tiền này còn tùy thuộc vào loại hàng hóa bạn kinh doanh là bình dân, cao cấp hay hàng nhập khẩu mà mức chi phí có thể sẽ khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn tìm được nguồn đặt hàng giá tốt, nhập tận gốc, nhập từ các đại lí bán buôn lớn thì bạn sẽ tối ưu tiền vốn nguồn hàng ban đầu của mình.
Bên cạnh đó, để tăng khả năng xoay vòng vốn, tốt nhất bạn nên chọn những mặt hàng dễ tiêu thụ với số lượng vừa phải và chọn cách thanh toán theo từng đợt. Điều này sẽ giúp bạn có khả năng quay vòng được nguồn vốn mà không gặp khó khăn. Sau một thời gian kinh doanh, am hiểu nhu cầu tiêu dùng của người mua, bạn có thể cân nhắc nhập số lượng hàng hóa lớn để được chiết khấu và mức giá nhập tốt hơn.
1.3. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn để đầu tư trang thiết bị
Vấn đề tiếp theo mà bạn cần quan tâm khi tính toán mở quán tạp hóa cần bao nhiêu vốn nữa là chi phí để mua trang thiết bị hỗ trợ quá trình bán hàng như giá kệ, bàn thu ngân, máy tính, phần mềm bán hàng, máy POS, hệ thống chiếu sáng, camera, tủ đông,… Với những cửa hàng tạp hóa thì bạn có thể ưu tiên các loại kệ siêu thị lưới hoặc kệ v lỗ để tiết kiệm chi phí đầu tư.
Setup không gian trưng bày hàng hóa chuyên nghiệp
Với mặt bằng khoảng 50m2 tiền mua trang thiết bị để thuận tiện cho việc quản lý bán hàng và tạo sự chuyên nghiệp thì rơi vào khoảng 60 – 80 triệu triệu đồng. Tuy nhiên, còn tùy theo quy mô, loại thiết bị bạn lắp đặt mà mức chi phí đầu tư có thể thấp hoặc cao hơn.
1.4. Chi phí thuê nhân viên quản lý cửa hàng
Nếu bạn mở cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà, quy mô nhỏ thì có thể tận dụng nguồn nhân lực trong gia đình mình để quản lý cửa hàng. Trường hợp cửa hàng tạp hóa lớn thì sẽ cần 1 – 2 nhân viên để hỗ trợ bán hàng. Mức lương trung bình là khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng (part time/full time). Nếu bạn thuê sinh viên thì chi phí phải trả hàng tháng sẽ thấp hơn.
1.5. Chi phí phát sinh
Ngoài những chi phí nêu trên, thì bạn cũng cần chuẩn bị một khoản tiền sẵn khoảng 20 – 30 triệu tùy vào quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ để tổ chức khai trương cửa hàng, đầu tư chi phí đăng marketing, quảng cáo,… để hỗ trợ quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.
Chuẩn bị sẵn một khoản tiền để dự trù việc quảng cáo, khai trương cửa hàng
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên nó cũng có không ít rủi ro. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này để giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn hỗ trợ bạn kiểm soát nguồn vốn nhập hàng một cách chính xác và thông minh. Dưới đây là một vài kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa thành công từ những người đi trước, bạn có thể tham khảo:
2.1. Đăng ký kinh doanh cho cửa hàng
Mở cửa hàng tạp hóa hợp pháp thì bạn cũng cần có giấy phép đăng ký kinh doanh (loại cá thể hoặc loại công ty), giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hoặc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đúng quy định của pháp luật và đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài.
Đăng ký giấy phép kinh doanh tuân thủ theo quy định của pháp luật
2.2. Lựa chọn nguồn hàng uy tín
Điều quan trọng nhất khi kinh doanh buôn bán chính là uy tín. Do đó, dù cửa hàng tạp hóa bán mặt hàng gì đi nữa thì bạn cũng cần chọn các nhãn hàng uy tín, nguồn hàng chất lượng. Như vậy sẽ đảm bảo được các nguồn khách hàng cố định và lâu dài.
2.3. Nghiên cứu thị trường
Mở cửa hàng tạp hóa muốn gặt hái được nhiều thành công thì bắt buộc phải nghiên cứu thị trường, theo dõi hành vi mua hàng của khách hàng, nhu cầu mua sắm của người mua như thế nào cũng như khả năng chi trả ra sao,… Từ đó sẽ có phương án nhập hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm hiệu quả.
2.4. Dự tính rủi ro
Kinh doanh tạp hóa luôn có những rủi ro tiềm ẩn như cháy nổ, thất thoát hàng hóa, nguồn hàng kém chất lượng, bán ế ẩm, thu hồi vốn chậm, nợ tiền mua hàng do thân quen, trả nhầm tiền cho khách, ôm quá nhiều hàng,…Do vậy cần dự tính trước khó khăn khi mở cửa hàng tạp hóa để biết cách xử lý hiệu quả.
Tránh ôm quá nhiều hàng hóa trong quá trình mở cửa hàng tạp hóa
2.5. Sắp xếp và trưng bày hàng hóa đẹp mắt
Với số lượng cửa hàng tạp hóa mở ra ngày càng nhiều như hiện nay thì việc trưng bày hàng sao cho bắt mắt, thuận tiện cho người mua là việc có vai trò quyết định giữ chân được khách hàng hay không. Số lượng hàng hóa lớn, không gian cửa hàng hẹn hẹp, bạn có thể tham khảo một cách cách tối ưu cửa hàng như sau:
-
Sản phẩm bán chạy đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất, ngang tầm mắt khách.
-
Đồ ăn nhanh: Bim bim, nước giải khát, bánh mì, bánh ngọt,… nên đặt cạnh quầy thu ngân hoặc trước cửa hàng để khách dễ lấy và thanh toán cũng nhanh hơn
-
Phân chia hàng hóa theo từng quầy hàng riêng biết như Gia vị, sữa, bánh kẹo, chăm sóc cá nhân, hàng tiêu dùng, mẹ và bé,…
-
Các sản phẩm chiếm diện tích lớn, trọng lượng lớn như dầu ăn, bột giặt, nước xả vải, lau sàn,… nên đặt tầng dưới cùng của kệ.
-
Mỗi quầy hàng, sản phẩm cần có biển tên, chú thích giá bán cho khách hàng dễ theo dõi.
Bày biện, trưng bày hàng hóa bắt mắt kích thích nhu cầu mua sắm hiệu quả
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn có thể dự trù kinh phí cần thiết, cũng như cân nhắc phương án kinh doanh thích hợp. Chúc bạn kinh doanh thành công.
Thông tin liên hệ mua hàng:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ THĂNG LONG
Hotline/zalo tư vấn bán hàng: 0919.467.868 - 0964.196.611
Website: https://sieuthigiake.com/
Khu vực Miền Bắc: Số 1, Ngõ 58 Trần Bình - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Khu vực Miền Trung: Ngách 143 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng
Khu vực Miền Nam: 60/6C Bà Điểm 5, ấp Tây Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.