2. Tính toán nguồn vốn đầu tư
Sau khi đã phác thảo được kế hoạch kinh doanh, công việc tiếp theo mà bạn cần phải chuẩn bị chính là tính toán nguồn vốn đầu tư. Tùy theo quy mô cửa hàng mà bạn sẽ cần một số vốn tương ứng khác nhau. Các khoản chi phí cần bỏ ra chính xác sẽ gồm: tiền nhập hàng, tiền đặt cọc, tiền thuê mặt bằng; tiền sửa chữa, trang trí nội thất, cơ sở vật chất bên trong cửa hàng; tiền thuê nhân sự; tiền mua các thiết bị, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho việc bán hàng và một khoản vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh.
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm của nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã và đang thành công thì nguồn vốn đầu tư cụ thể sẽ như sau:
-
Quy mô cửa hàng khoảng 20m2 – 40m2 thì mức vốn đầu tư tầm từ 70 -100 triệu.
-
Quy mô cửa hàng từ 100 m2 trở lên thì số vốn ít nhất phải từ 200 triệu trở lên.
-
Với chuỗi cửa hàng văn phòng phẩm, kinh doanh các mặt hàng đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau thì số vốn kinh doanh có thể lên đến 2 tỷ đồng.
3. Lựa chọn địa điểm
Đây được xem là một tiêu chí vô cùng quan trọng khi quyết định mở cửa hàng văn phòng phẩm mà bạn không thể bỏ qua. Nếu có thể nên lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty,… những nơi có nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm cao sẽ là lợi thế tốt nhất. Cụ thể hơn bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:
-
Đối với cửa hàng sách và văn phòng phẩm: Địa điểm để mở cửa hàng có diện tích mặt bằng khoảng 40-100m2, vị trí đẹp, rộng rãi, có diện tích để giữ xe, nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư. Trường hợp bạn kinh doanh kết hợp với quà tặng chuyên các loại sách hoặc thêm tạp hóa phẩm… thì diện tích mặt bằng phải 200m2 là hợp lý nhất.
-
Đối với cửa hàng văn phòng phẩm chuyên cung cấp cho các cơ quan: Thực ra kinh doanh văn phòng phẩm cung cấp cho các cơ quan hoàn toàn không dễ chút nào bởi rất ít khách hàng vãn lai, thay vào đó khách hàng đa phần sẽ là đối tượng khách hàng Cơ quan, công ty có nhu cầu văn phòng phẩm và hình thức kinh doanh là bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Do đó, vị trí mặt bằng không cần quá đẹp, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng khoảng 70-100m2 để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là nhân tố góp phần thúc đẩy tình hình kinh doanh tốt hơn
4. Cơ sở vật chất
Nếu bạn có ý định mở cửa hàng bán lẻ thì việc bày trí mặt bằng, bố trí sản phẩm là vô cùng cần thiết. Bạn cần lựa chọn những chiếc giá kệ trưng bày văn phòng phẩm phù hợp đảm bảo mục tiêu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua của khác hàng. Tùy từng diện tích cửa hàng mà việc chọn lựa kệ sẽ có kiểu dáng, kích thước khác nhau tuy nhiên phương án tối ưu cho bạn chính là chọn 2 mẫu kệ siêu thị đơn chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau và một kệ siêu thị giữa, mỗi giá các bạn lên để tầm 1.5m- 2m là đẹp nhất.
5. Tuyển dụng nhân sự và pháp lý
Với cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có quy mô nhỏ thì việc tuyển dụng nhân sự không quá khó khăn. Bạn chỉ càn tuyển một quản lý, một kế toán – thu ngân và khoảng hai nhân viên bán hàng là đủ. Việc xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, đào tạo bài bản, có trách nhiệm, nhiệt huyết với công việc và am hiểu khách hàng giúp công việc kinh doanh của bạn ngày càng phát triển.
Về mặt pháp lý, sau khi đã có được mặt bằng bạn cần đến phường, xã nơi bạn mở để làm các thủ tục khai báo, làm giấy phép kinh doanh. Nếu là cửa hàng nhỏ, bạn cần đóng thuế khoán dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, còn nếu bạn kinh doanh lớn có đối tác là các doanh nghiệp lấy số lượng lớn thì nên đăng ký hình thức kinh doanh là côn ty để có thể xuất hóa đơn đỏ.
6. Lựa chọn các thiết bị hỗ trợ quản lý, bán hàng cho cửa hàng
Vì các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc vì thế ngoài việc lựa chọn các giá kệ bày hàng phù hợp như: kệ trưng bày hàng gia dụng, tủ kệ trang trí thì bạn cần có một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn thì bạn cần chuẩn bị một phần mềm quản lý bán hàng để giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Thiết bị này sẽ giúp bạn không mất nhiều thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa hay cộng sổ sách, không nhầm lẫn giá cả sản phẩm, quản lý nhân viên từ xa, vừa tránh sai sót và nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng.
Viêc lựa chọn giá kệ trưng bày phù hợp sẽ giúp không gian cửa hàng chuyên nghiệp hơn
7. Tìm nguồn hàng, nhà cung cấp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp mặt hàng văn phòng phẩm vì thế không quá khó để bạn tìm kiếm đơn vị hợp tác phù hợp. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lập danh sách các loại văn phòng phẩm dự kiến nhập phù hợp với vốn và nhu cầu của khách hàng. Một lưu ý mà bạn không nên bỏ qua nữa là bạn nên lựa chọn mặt hàng và nhập hàng theo một tỉ lệ nhất định để tạo nên sự đa dạng cho cửa hàng văn phòng phẩm ví dụ như các mặt hàng văn phòng phẩm như giấy in, mực in, bút, đồ dùng văn phòng sẽ chiếm khoảng 50%; mặt hàng quà lưu niệm, đồ handmade chiếm khoảng 20%; đồ chơi trẻ em khoảng 15%; đồ dùng học sinh khoảng 10%,...
Với những thông tin vừa cung cấp ở trên, Thăng Long hy vọng sẽ giúp ích phần cho bạn một vài kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm hiệu quả. Chúc bạn thành công!